[Giảm cân] Muốn giảm cân, bạn còn mộng tưởng uống đồ ngọt không?

Sang Nguyen
Đăng ngày 20/04/2020
929 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

(Nguồn ảnh: Hiểu nhanh kiến thức y học

Đường mía và sirô fructose cao phân t là gì?

Những loại bánh ngọt hoặc đường cát điều có thành phần chính là đường mía, nhưng các cửa hàng đồ uống đa phần sử dụng các loại si rô đường fructose cao phân tử trong pha chế. Đường mía khi vào cơ thể sẽ phân hóa thành đường fructose và glucose, và sirô đường fructose cao phân tử là hỗn hợp giữa đường glucose và đường fructose.

Cho dù là đường mía hay si rô đường fructose đều có thành phần như nhau, và tỉ lệ của hai loại đường glucose và fructose đều là 1:1. Chính vì chúng ta không thể thấy được lượng đường sử dụng của các tiệm đồ uống, nên thông thường chúng ta sẽ vô tình nạp vào cơ thể nhiều đường hơn.

Chuyển hóa fructose: tạo nhiều chất béo và axit uric hơn

(Nguồn ảnh: 123RF)

Quá trình chuyển hóa glucose và fructose trong cơ thể chúng ta không giống nhau, glucose sẽ căn cứ vào nguồn năng lượng cần thiết của cơ thể để khống chế tốc độ phân giải của nó; trong khi đó quá trình chuyển hóa fructose không hề có chế độ hãm phanh, nó phân giải một cách nhanh chóng và tạo ra một lượng lớn các nguyên liệu đưa trực tiếp đến nhà máy tế bào (ti thể). Ty thể phụ trách sản xuất các loại nguyên liệu cho cơ thể (nguyên liệu của glucose/axit amin/axit béo), một khi nguồn nguyên liệu này không đủ dùng, khi cần thiết thì chúng sẽ chuyển hóa thành các tế bào trong cơ thể, nhưng khi nguồn nguyên liệu này quá nhiều, đồng thời cơ thể cũng không cần đến (ngồi lâu, không vận động), lúc này nguồn nguyên liệu không có kho tồn trữ sẽ được tích lũy lại dưới dạng chất béo để làm năng lượng dữ trự. Do đó, quá trình phân giải fructose diễn ra nhanh và tạo ra quá nhiều nguyên liệu rất dễ hợp thành nhiều chất béo hơn, đồng thời trong quá trình phân giải cũng tạo ra axit uric làm cho nồng độ axit uric trong máu tăng cao.

Ba dạng tái tạo chất béo
Nhà máy sản xuất tế bào mạnh nhất trên cơ thể chúng ta là bộ phận gan, một khi hàm lượng chất béo ngày càng tăng, trôi dạt trong máu. Trong trường hợp này, hàm lượng triglyceride trong máu tăng cao, chất béo sẽ tích lũy trực tiếp vào gan, được gọi là mỡ gan, và mỡ gan được vận chuyển đến các tế bào chất béo ở toàn thân, lúc này sẽ xuất hiện hiện tượng béo phì.
 
Tổng kết: Quá trình chuyển hóa đường bất thường

(Nguồn ảnh: 123RF)

Trên thực tế, mỗi khi sử dụng đường đều bổ sung một lượng tương đương nhau giữa glucose và fructose, vì vậy điều quan trọng ở chỗ chúng ta phải giảm tổng khối lượng đường sử dụng, chứ không phải chọn ăn loại đường nào. Sử dụng quá nhiều đường không những dễ mắc chứng béo phì hay hội chứng tăng axit uric máu, thậm chí gây ra hiện tượng kháng insulin và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

 Ngoài ra, chúng ta nên bổ sung đường từ những loại thực phẩm tự nhiên, tốt nhất nên đến từ các loại thực phẩm nguyên hạt, rau củ và trái cây, đồng thời lượng chất xơ quá nhiều sẽ làm chậm quá trình hấp thụ những chất dinh dưỡng khác. Chúng tôi khuyến nghị lượng đường sử dụng nên nhỏ hơn 10% tổng lượng calo nạp vào mỗi ngày (ví dụ nếu mỗi ngày bạn cần 1800-2000 kcal, thì lượng đường tổng cộng phải nhỏ hơn 200 kcal).

Hãy thử thay thế những món tráng miệng và thức uống bằng trái cây để tận hưởng hương vị sảng khoái của chúng mang lại cho bạn nào!


[Nguồn bài viết: Running Biji]